TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG THÁI
ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG THỂ LỰC CHO TRẺ
NĂM HỌC 2022-2023
Cùng với bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng, hoạt động thể chất nhằm tăng cường thể lực cho trẻ, cụ thể:
- Ban chất lượng nhà trường tập trung từ đầu năm học căn cứ kế hoạch của nhà trường xây dựng mục tiêu nội dung chương trình về phát triển thể lực cho trẻ phù hợp độ tuổi và khả năng của trẻ.
- Trẻ được tham gia vào cả 3 loại hình hoạt động thể lực, có sự kết hợp giữa hoạt động thể lực ở mức độ trung bình và mạnh cụ thể: Vận động kết hợp thở; vận động làm mạnh khối cơ; vận động làm mạnh khối xương.
- Giáo viên đã thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thể lực cho trẻ thông qua hoạt động giáo dục học, tham quan, trải nghiệm,... như:
+ Vận động ngoài trời: Kéo mo cau, ô ăn quan, cá ngựa, lắc trứng, ném vòng, lăn bánh xe, chong chóng quay, múa dải lụa, quả cầu, cà kheo, bao bố, vắt sữa bò, đan tết, ném bóng, câu ếch, đạp xe, nhẩy dây, cầu vồng, bật nhẩy cao, nhẩy sạp, đá bóng, chạy chậm, chạy nhanh, leo cầu thang, đu xà, tập tạ, chơi các trò chơi liên hoàn,....
+ Vận động trong lớp: Chỉ đạo các lớp thiết kế các trò chơi vận động phù hợp với vị trí của lớp để trẻ vào góc chơi chơi vận động để phát triển thể lực cho trẻ như: Đấm bốc, ném bóng rổ, phi tiêu, ném poling, mát xoa cảm giác chân, chơi với dây chun...
+ Tổ chức các giờ hoạt động học với các vận động cơ bản trong chương trình giáo dục mầm non.
+ Thực hành các nhóm bài tập phù hợp theo từng độ tuổi như: Nhóm bài tập về mắt: Tập nhìn theo hướng đơn, nhìn theo hướng chếch. Bài tập với bục: Bật bục 2 chân, bước bục đổi chân: Bài tập với khung sắt/xà đơn/thang dóng: Bài tập với con lăn/ống lăn; bài tập với bóng.... Ngoài ra, trẻ còn được tập các tư thế Yoga đơn giản, phù hợp độ tuổi của bé như tư thế đỉnh núi (đứng); tư thế ngồi kim cương (ngồi); tư thế vịt đi (bò/đi); tư thế tập bơi (nằm sấp); tư thế đạp xe (nằm ngửa)...Bài tập võ với các động tác cơ bản. Các bài tập không dụng cụ như: Nhẩy earobic, bài tập dân vũ, nhẩy vũ điệu, khiêu vũ... Với những bài tập vận động mới lạ cùng với dụng cụ như bộ đồ dùng hít xà đơn, bộ đồ dùng chạy dích dắc, bộ dụng cụ đo thể lực, vòng thể dục, bóng bàn, bóng ném, tấm xốp,... đã thu hút trẻ tham gia luyện tập tích cực.
+ Giáo viên thiết kế các trò chơi sáng tạo mới giúp cho trẻ tích cực hứng thú hơn trong các hoạt động phát triển thể lực như: trò chơi đấm lưng, kẹp bóng bay đi theo hàng (10 bạn trở lên), lắc trứng, lăn vòng, lốp xe, thả bóng dính, đập côn trùng, nhẩy cao đập chuông....
- Giáo viên căn cứ mục tiêu nội dung của chương trình để xây dựng các hoạt động chủ đề phù hợp với tình hình thực tế của trẻ lớp mình một cách linh hoạt, khéo léo lồng ghép các hoạt động theo chế độ sinh hoạt trong ngày giúp cho trẻ rèn luyện phát triển thể lực thường xuyên.
Ví dụ như: Các trò chơi nhẹ tích hợp hoạt động học tay không chống mệt mỏi, ổn định tổ chức trước giờ ăn, khi ngủ dậy vận động nhẹ nhàng như tập yoga,...