4. Biết rửa tay trước khi ăn
Rất nhiều căn bệnh có thể được phòng tránh nếu trẻ rửa tay trước khi ăn. Bạn hãy dạy trẻ cách đóng mở vòi nước, thoa xà phòng, chà tay vào nhau rồi rửa sạch xà phòng, lau khô tay. Dần dà bé sẽ tự giác làm mà không phải nhắc.
5. Không đòi hỏi, mè nheo
Cho trẻ ăn nhiều quà vặt hoặc chơi đùa quá giờ đi ngủ là điều không nên. Những bản năng này cần được kiểm soát ngay ở thời điểm đầu đời. Nếu bạn muốn con sau này chững chạc, đoàng hoàng chứ không phải ”đại tiểu thư, đại thiếu gia” muốn gì được nấy thì bạn phải biết cách kiềm chế trẻ, nhưng không được quá cứng nhắc.
6. Biết chải tóc
Bạn nên quan sát khi trẻ học chải tóc, phòng ngừa cây lược đâm vào mắt trẻ. Bắt đầu bằng việc chải đuôi tóc, làm sao để gỡ rối hết đuôi tóc, sau đó mới di chuyển lên trên, từ từ đến chân tóc. Mỗi lần chỉ chải một lọn tóc nhỏ.
7. Biết sắp xếp đồ đạc gọn gàng
Bạn hãy khuyến khích hoặc yêu cầu trẻ sắp xếp đồ chơi, quần áo… gọn gàng. Sau này lớn lên bé sẽ ưa thích mọi thứ ngăn nắp và sạch sẽ. Đồ chơi, quần áo nên xếp theo bộ, bỏ vào đúng ngăn. Bát thìa ăn xong cũng phải cho vào bồn rửa. Quần áo bẩn thì tùy loại mà nên xếp vào sọt nào cho đúng.
8. Biết sử dụng tiền
Mỗi lần bé vâng lời, làm xong việc bố mẹ giao, ăn xong phần của mình… bạn có thể cho bé một số tiền nhỏ để thưởng công. Khi đã gom được một món tiền lớn hơn, bạn có thể mua món đồ mà bé thích. Đồng thời mỗi lần bé không nghe lời, bạn sẽ trừ bớt tiền bé kiếm được. Như vậy khi con muốn mua món đồ chơi gì thì phải thể hiện tốt để kiếm đủ tiền mua món đó. Cách này vừa dạy trẻ sự kiên nhẫn, chịu khó làm việc và bạn cũng không phải gào rống, hò hét cả ngày. Lớn lên, bé sẽ ý thức được đồng tiền không phải dễ kiếm và sẽ không phung phí.
9. Kỹ năng nâng cao: Biết bơi
Đây là một kỹ năng quan trọng và cũng là hoạt động tốt cho thể chất, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nước. Nhớ rằng mỗi khi xuống nước và cảm thấy chới với, bản năng của chúng ta là vung vẫy tay hoảng loạn. Vì vậy, bạn nên dạy trẻ rằng phải nương theo dòng nước để nổi lên và không nên phát hoảng. Kỹ thuật ở đây là giữ lưng thẳng, giữ thành đường thẳng với chân, sau đó đá chân những bước nhỏ và liên tục để đẩy cơ thể lên khỏi mặt nước. Lúc này bé có thể kêu cứu nếu cần. Bạn nên đưa bé tới hồ bơi có thầy cô chuyên dạy cho trẻ em, và phụ huynh ở sát bên theo dõi.
10. Kỹ năng nâng cao: Biết phản ứng với tình huống khẩn cấp
Đối với những đứa trẻ thông minh, nhanh nhạy, bạn có thể dạy trẻ kỹ năng để đối phó với tình huống nguy hiểm. Chẳng hạn khi gặp hỏa hoạn, bé nên nhớ quy tắc ”dừng lại, hạ người và lăn”. Cụ thể là dừng làm việc bé đang làm, quỳ gối hạ người xuống sàn nhà, che mặt lại, duỗi thẳng chân và lăn tới nơi an toàn.
Để xử lý vết thương chảy máu, bé hãy dùng lòng bàn tay áp chặt lên vết thương trong 5 phút.
Để giảm đau giảm sưng, bé không nên chườm đá lên phần da tổn thương mà bọc vào khăn (vải) rồi chườm lên vết sưng. Để không quá 15-20 phút.
Quan trọng là dạy bé cách cầu cứu, mạnh dạn nhờ người khác giúp đỡ, nhớ số điện thoại bố mẹ để người khác có hỏi thì bé biết trả lời. Số điện thoại là điều quan trọng nhất phòng trường hợp bé đi lạc.
Dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Không ai được chạm vào vùng kín cơ thể :Gần đây những thông tin về việc xâm hại tình dục trẻ em, có nhiều trường hợp là bé còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mầm non khiến xã hội bức xúc và đau lòng. Điều này nhắc nhở bố mẹ cần phải sớm dạy trẻ những nguyên tắc cần thiết để tránh những cái chạm cố ý. Ngoại trừ ba mẹ giúp trẻ trong việc tắm rửa khi bị bệnh hoặc trong một số tình huống y tá, bác sĩ thăm khám sức khỏe có sự giám hộ của người thân, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.
Mẹ có thể giải thích với con đó là những bộ phận riêng tư và bí mất không phải ai cũng có quyền xem. Giải thích với con rằng ba mẹ có thể thấy con ở trần, còn những người khác thì không. Nếu trẻ còn nhỏ, cần mẹ hỗ trợ tắm mỗi ngày, nhân dịp chỉ có hai mẹ con, mẹ có thể thủ thỉ: “Mẹ có thể chạm vào vùng kín của con. Ngoài mẹ ra không ai được phép sờ. Bất cứ ai sờ vào vùng kín của con như vậy đều là người xấu”.
Quy tắc mật mã với người lạ: Đi theo người lạ trong bất kỳ tình huống nào đều không được. Mẹ nên dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ ai và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. Tập nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ. Khi trẻ bắt đầu có thể ghi nhớ các cụm từ dài hơn, mẹ có thể thống nhất với con một mật mã hoặc mật khẩu riêng để bé có thể dùng trong tình huống cảm thấy bất an, nguy hiểm. Mật mã này có thể áp dụng khi bé ở nhà một mình và có người lạ tới gọi cổng.